Categories: BẤT ĐỘNG SẢN

Giới thiệu về mô hình nhà xưởng: Phân loại và một số lưu ý

Nhà xưởng là mô hình sản xuất đang rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Mô hình nhà xưởng là một mô hình có hệ thống tổ chức và tính chuyên nghiệp cao. Ở bài viết lần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các đặc điểm của dạng mô hình này.

Mô hình nhà xưởng là gì?

Còn có tên gọi khác là mô hình nhà công nghiệp, mô hình này được xây dựng với diện tích lớn hơn rất nhiều so với diện tích nhà ở, văn phòng thông thường. Mỗi nhà xưởng sẽ tập trung rất nhiều nhân sự, trang thiết bị, nguyên vật liệu, vật dụng,… để phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp. Cùng với đó, nhà xưởng là nơi để lưu trữ hàng hóa trước khi được vận chuyển đến các kênh phân phối và người tiêu dùng.

Tìm hiểu về mô hình nhà xưởng

Một số lưu ý dành cho các doanh nghiệp khi thi công nhà xưởng

Bảo quản và tiếp nhận vật tư:

Vật tư xây dựng là vật dụng hàng đầu quyết định đến chất lượng xây dựng nhà xưởng, chính vì vậy, việc chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần phải kiểm tra kỹ càng về số lượng, chất liệu, đảm bảo có sự đồng bộ. Ngoài ra cũng cần phải đối chiều với các hợp đồng giữa các bên bên mua bán để đảm bảo không có bất kỳ sai sai sót nào xảy ra trong quá trình thi công nhà xưởng

Nền móng

Sự vững chắc của một căn nhà phụ thuộc rất nhiều vào nền móng. Nền móng cần phải có sự vững chắc, được làm bằng bê tông cốt thép và tùy vào vài trường hợp được xây dựng ở những địa hình đất mềm, yếu thì phải gia cố thêm cho kết cấu thép. Cần phải tính toán kỹ lưỡng tải trọng của các thiết bị máy móc, số lượng nhân sự sẽ làm việc cùng một lúc để có thể xác định được chính xác đồ dày và kết cấu nền móng.

Bu lông móng

Đây là phần thường bị các chủ đầu tư bỏ qua vì giá thành khá cao. Tuy nhiên, đây lại là phần khá quan trọng, nó có thể làm ảnh hưởng đến nhiều công đoạn phía sau khi xây dựng.

Cột, kèo

Cột, kèo cũng là một phần gia vào sự chống đỡ của công trình nên doanh nghiệp cần phải tính toán kỹ về số lượng và kích thước trước khi tiến hành thi công để tránh gây mất cân đối công trình và thừa hoặc thừa nguyên vật liệu. Ngoài ra, chất liệu để làm cột và kèo cũng cần phải cân nhắc vào sự đầu tư và quy mô mà doanh nghiệp mong muốn.

Giằng

Đây là phần có khả năng liên kết các bộ phận của công trình nhà xưởng, để đảm bảo tính ổn định cho nhà xưởng trong suốt quá trình vận hành. Cần lắp khoan giằng cứng ở giai đoạn đầu, rồi mới đến những bộ phận khác như xà gồ, kèo, cột,…

Mái tôn

Lớp tôn cần lưu ý các điểm nối nằm gối lên nhau và phải nằm trên cùng 1 đường thẳng vuông góc với xà gồ. Việc này sẽ giúp cho việc thi công nhà xưởng dễ căn chỉnh các giai đoạn sau hơn và công trình được xây dựng đúng kỹ thuật, đạt chất lượng tốt nhất.

Vách ngăn

Vách ngăn phải được xác định ngay từ giai đoạn thiết kế để có thể phân chia các bộ phần làm việc và thi công khi cần thiết.

Đảm bảo an toàn lao động

Đây chắc chắn là một điều hết sức quan trọng trong quá trình thi công công trình. Các công nhân cần phải đảm bảo an toàn, trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ. Luôn phải đội nón bảo hiểm khi vào công trình để hạn chế tình trạng các vật tư bị rơi, vỡ từ trên cao xuống.

Một số lưu ý khi xây dựng nhà xưởng

Các loại nhà xưởng công nghiệp phổ biến

Phân loại theo vật liệu xây dựng:

Nhà xưởng thép tiền chế

Đây là loại nhà xưởng được xây dựng bằng các khung thép tiền chế, toàn bộ các cấu trúc của mô hình xưởng này đều được cố định bằng các khung, kèo thép.

Nhà xưởng bê tông cốt thép

Đây là dạng nhà xưởng được xây dựng nên từ bê tông cốt thép, khác với nhà xưởng thép tiền chế thì nhà xưởng bê tông cốt thép sẽ mất thời gian xây dựng lâu hơn và tốn nhiều chi phí hơn.

Phân loại theo chức năng

Nhà xưởng kết hợp văn phòng

Đây là dạng nhà xưởng tích hợp và được chia thành 2 khu vực chính là khu vực văn phòng và khu vực sản xuất. Mô hình này khá phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, vừa có quy mô nhân viên không quá lớn thì sẽ dễ dàng vận hành mượt mà hơn.

Nhà xưởng không kết hợp văn phòng

Đúng với tên gọi thì dạng nhà xưởng này chỉ có riêng khu vực xưởng sản xuất chứ không có tích hợp thêm văn phòng.

Phân loại nhà xưởng theo chức năng

Phân loại theo số tầng

Nhà xưởng 1 tầng

Đây là kiểu nhà xưởng truyền thống và khá phổ biến vì nó có thể linh hoạt thay đổi theo từng ngành nghề.

Nhà xưởng nhiều tầng

Mô hình nhà xưởng nhiều tầng đang dần trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp vì nó có thể tối ưu hóa mục đích sử dụng đất, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Kết luận

Mô hình nhà xưởng đang rất phổ biến đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể tham khảo về các lưu ý xây dựng và các dạng nhà xưởng để có thể lựa chọn cho doanh nghiệp của mình mô hình phù hợp nhất.

>>> Xem thêm: Chia sẽ kinh nghiệm lựa chọn nhà xưởng thích hợp cho doanh nghiệp

Recent Posts

Làm thế nào để lựa chọn một chiếc xe Toyota SUV phù hợp?

Trong thị trường ô tô hiện nay, dòng xe SUV đang ngày càng được ưa…

4 days ago

Xu hướng thị trường bất động sản cho thuê hiện nay

Thị trường bất động sản cho thuê là một phần quan trọng của thị trường…

2 weeks ago

Quyết định khi mua xe: Nên mua xe ô tô cũ hay mới

Khi đứng trước quyết định mua xe ô tô, câu hỏi "nên mua xe cũ…

2 weeks ago

Những sự thật về lãi suất vay ngân hàng mua ô tô

Hiện nay, xu hướng vay vốn mua ô tô ngày càng phổ biến. Trước tình…

3 weeks ago

Bí quyết tối ưu hóa không gian cho thuê xưởng Thái Nguyên

Thái Nguyên là một trong những tỉnh phát triển kinh tế mạnh mẽ ở miền…

3 weeks ago

Các kinh nghiệm để tiết kiệm khi thuê nhà xưởng

Khi kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, việc thuê một nhà xưởng là điều…

4 weeks ago